Facebook

Du Học: Lợi Ích Của Hoạt Động Ngoại Khóa

Có rất nhiều yếu tố làm nên một hồ sơ du học thành công. Ngoài những chứng chỉ đánh giá năng lực và điểm số ổn định trên lớp, hoạt động ngoại khóa cũng là một yếu tố được các nhà tuyển sinh đặc biệt chú trọng.

Theo như thống kê của College Vine, 30% của một hồ sơ xét tuyển sẽ được đánh giá bởi sự năng nổ của học sinh trong các hoạt động ngoại khóa. Con số này cho thấy được tầm ảnh hưởng chủ chốt của hoạt động ngoại khóa khi chiếm tỉ lệ phần trăm lớn hơn bất kì yếu tố nào trong hồ sơ xét tuyển.



Vì sao các trường lại quan tâm đến hoạt động ngoại khóa?

Với hàng nghìn hồ sơ được gửi đến mỗi trường hàng năm, các nhà xét tuyển gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những ứng cử viên phù hợp với ngôi trường của mình. Vì vậy, hoạt động ngoại khóa chính là cách chọn lọc giữa những ứng cử viên sáng giá. Càng có những hoạt động nổi bật, độc đáo và ý nghĩa thì thí sinh sẽ càng có cơ hội để truyền đạt thông điệp về con người mình cho ban xét tuyển. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa còn là một cách thể hiện rõ ràng nhất về việc phân bố thời gian của học sinh. 

Lợi ích của hoạt động ngoại khóa?

  • Cơ hội trải nghiệm những lĩnh vực mới
  • Cơ hội thể hiện năng lực của bản thân
  • Cơ hội tìm hiểu về lĩnh vực muốn theo đuổi
  • Cơ hội tự lập và sống xa nhà
  • Giải tỏa căng thẳng và cải thiện sức khỏe
  • Phát triển kỹ năng sẵn có 
  • Gặp những người bạn mới, những tổ chức khác

Làm thế nào để tạo ra một dự án thành công?

Với du học sinh, chắc hẳn đây là một câu hỏi thường gặp. Ai mới bắt đầu quá trình lên kế hoạch dự án đều thắc mắc về khâu chuẩn bị của một hoạt động ngoại khóa ý nghĩa . Vì vậy, MQA đã tổng hợp lại quy trình và một số yếu tố chính để làm nên một dự án thành công:

  • Cần có một kế hoạch dài hạn: Những khâu chuẩn bị trước khi thành lập bất kì một dự án nào đều rất quan trọng. Phải nêu được rõ ý nghĩa, hướng đi và thời gian tổ chức dự án. Những công việc này sẽ giúp đỡ chúng ta rất nhiều khi xin tài trợ, phân công nhiệm vụ hoặc viết tổng quan dự án.
  • Cần những “đồng nghiệp” chất lượng: Những con người tuyệt vời cùng phát triển ý tưởng và tiếp quản dự án là một yếu tố không thể thiếu. Sự chuyên nghiệp trong cách làm việc, độ tin cậy cao và những ý kiến mang tính xây dựng là điều làm nên những cộng sự tuyệt vời. 
  • Cần có một khoảng thời gian phù hợp: Dự án không chỉ xảy ra sau 1-2 tuần lên kế hoạch và triển khai mà nó chính là một quãng thời gian dài với những khâu chuẩn bị cẩn thận và chỉn chu. Để làm nên một dự án thành công, chúng ta thường phải chuẩn bị từ rất nhiều tháng trước, thậm chí là 1 năm trước, để có được những kết quả như mong đợi. Vì vậy, khi quyết định làm những hoạt động ngoại khóa mang tính gấp gáp, chúng ta cần xem xét cẩn thận hoặc tìm sự giúp đỡ phù hợp.
  • Cần có một kế hoạch chi tiêu hợp lí: Mỗi dự án đều sẽ có một kế hoạch chi tiêu và nguồn tiền nhất định để phát triển ý tưởng của mình. Ban tổ chức của các dự án thường sẽ mở những hoạt động gây quỹ, viết hồ sơ dự án để xin tài trợ hoặc tự tài trợ cho chương trình của mình.

Sau khi đọc những thông tin này, bạn còn băn khoăn về việc bắt tay vào làm một dự án của riêng mình? Hãy để MQA hỗ trợ bạn nhé!